TOP 4 thiết bị cơ bản để bắt đầu hệ sinh thái nhà thông minh

Khi mới tìm hiểu về hệ thống nhà thông minh, rất nhiều bạn sẽ bị bối rối trước “ma trận” những sản phẩm trên thị trường và rất khó để quyết định xem đâu mới là các thiết bị cần thiết nhất cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về điều này, hãy xem bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

  1. 1. Công tắc thông minh
  2. Thiết bị cơ bản đầu tiên phải kể đến là công tắc thông minh. Bạn có thể tự mình lắp và cài đặt công tắc tại nhà chỉ với vài bước đơn giản. Công tắc thông minh được ưa chuộng nhờ vào thiết kế tinh tế và sự tiện lợi, an toàn khi sử dụng. Với loại công tắc này, bạn có thể điều khiển bật/tắt hay đóng/mở các thiết bị trong nhà từ mọi nơi rất dễ dàng bằng smartphone.
  3. 2. Bộ điều khiển thiết bị hồng ngoại IR
  4. 3. Cảm biến
  5. 4. Camera

1. Công tắc thông minh

Thiết bị cơ bản đầu tiên phải kể đến là công tắc thông minh. Bạn có thể tự mình lắp và cài đặt công tắc tại nhà chỉ với vài bước đơn giản. Công tắc thông minh được ưa chuộng nhờ vào thiết kế tinh tế và sự tiện lợi, an toàn khi sử dụng. Với loại công tắc này, bạn có thể điều khiển bật/tắt hay đóng/mở các thiết bị trong nhà từ mọi nơi rất dễ dàng bằng smartphone.

 

Không chỉ có vậy, bạn còn có thể thiết lập các ngữ cảnh sống thông minh và mở tất cả chỉ với 1 nút chạm trên màn hình cảm ứng của công tắc, trên smartphone hoặc giọng nói. Ví dụ, ngữ cảnh “Tiếp khách”:

  • Đèn phòng khách tự động bật
  • Điều hoà mở
  • Rèm cửa từ từ được kéo lên
  • Nhạc vang lên những giai điệu vui tươi để chào đón khách đến

 

Hiện nay trên thị trường có hai loại công tắc phổ biến là công tắc Wifi và Zigbee. Bạn có thể đọc thêm về sự khác nhau giữa hai loại công tắc này và ưu nhược điểm của chúng tại đây.

2. Bộ điều khiển thiết bị hồng ngoại IR

Trung tâm điều khiển thiết bị hồng ngoại hoạt động như một chiếc remote và nhiều hơn thế. Khi kết nối trung tâm vào app nhà thông minh, bạn có thể điều khiển TV, máy lạnh, quạt,… thông qua smartphone từ xa. Nếu công tắc chỉ có thể bật/tắt thiết bị như máy lạnh, thì với trung tâm IR bạn còn có thể điều chỉnh nhiệt độ của thiết bị ngay trên điện thoại.

 

Trung tâm IR không những hữu ích mà còn thường được thiết kế nhỏ gọn, có thể đặt ở mọi nơi trong như từ phòng khách, phòng ngủ, phòng làm việc,… mà vẫn hài hoà với không gian.

3. Cảm biến

Cảm biến được sử dụng rộng rãi nhờ sự tiện lợi và tiết kiệm. Có một số loại cảm biến như:

  • Cảm biến hiện diện: Cảm biến sẽ nhận diện để bật/tắt đèn khi bạn bước vào phòng nhờ đó tránh được trường hợp quên tắt đèn trong thời gian dài giúp tiết kiệm điện đáng kể. Cảm biến hiện diện còn thường được lắp ở cầu thang để tự động bật đèn khi có người bước đến, đặc biệt an toàn cho những gia đình có trẻ em và người lớn tuổi.
  • Cảm biến tràn nước: Ngay lập tức gửi tín hiệu đến điện thoại để bạn nhanh chóng xử lý tình huống. Ngoài ra, cảm biến này còn được kết hợp cùng thiết bị đóng van nước khi phát hiện tràn.

 

  • Cảm biến khói: Nhanh chóng phát hiện khói hay các dấu hiệu hoả hoạn để bạn giữ an toàn cho cả ngôi nhà ngay cả khi đi công tác xa.
  • Cảm biến hồng ngoại: Đảm bảo an ninh cho ngôi nhà khi có khả năng các xâm nhập lạ, kể cả trong bóng tối và gửi cảnh báo cũng như kết hợp với chuông để đuổi trộm hiệu quả.

 

Bạn không cần phải lắp tất cả cảm biến mà có thể đánh giá không gian nhà mình và chọn loại cảm biến phù hợp với sinh hoạt thường ngày của gia đình là được.

4. Camera

Nếu bạn muốn sở hữu một giải pháp an ninh toàn diện thì hãy bắt đầu với camera. Camera sẽ giúp bạn quan sát cả ngôi nhà từ trong ra ngoài mọi lúc mọi nơi. Sau đó, bạn có thể tùy biến kết hợp camera với các thiết bị khác để tạo ra vô số ngữ cảnh thông minh nhằm bảo vệ an toàn cho cả ngôi nhà, ví dụ:

  • Các camera AI có thể nhận diện người lên đến 99%, giúp phát hiện các đột nhập lạ kết hợp cùng cảm biến phát hiện các rung động bất thường ở cửa kính và nhanh chóng gửi tín hiệu đến điện thoại của bạn.
  • Camera cũng có thể tích hợp cùng công tắc cửa cuốn và cửa cổng để bạn theo dõi hoạt động ra vào nhà và đóng/mở cửa bất kỳ lúc nào.
  • Bạn cũng có thể thiết lập kịch bản đuổi trộm như: Phát hiện xâm nhập trái phép thì đèn trong nhà sẽ tự động mở toàn bộ, loa báo động kêu liên tục để dọa trộm và kêu gọi sự giúp đỡ từ hàng xóm.

 

Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết trong quá trình tạo nên một hệ sinh thái nhà thông minh cho riêng mình. Nếu bạn là một người yêu thích công nghệ và sự tiện nghi bạn có thể thêm nhiều thiết bị hơn tùy theo nhu cầu sử dụng và nếu bạn cần được tư vấn chi tiết về nhà thông minh, đừng ngại liên hệ với 8i qua hotline và các kênh mạng xã hội nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *